Khi nhắc đến kinh doanh thì mọi thường sẽ nghĩ ngay đến từ Sale - Vậy Sale là gì - Công việc hàng ngày của một nhân viên Sale bao gồm những gì? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể tường tận hơn về ngành nghề đang phổ biến này nhé!

Sale là gì

Trong lĩnh vực kinh doanh hay bán hàng thì Sale là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu. Để một sản phẩm có thể đến được tay khách hàng thì ngoài yếu tố cơ bản là hành vi và nhu cầu mua hàng từ người mua thì doanh nghiệp bắt buộc phải Sale để thu về được cho mình những giá trị lợi nhuận nhất định. Nếu bạn là một đơn vị kinh doanh, dù đơn vị chỉ vừa mới chập chững khởi nghiệp hay một công ty đã vững chắc, thì tuyệt đối không thể không có Sale trong toàn bộ quy trình cũng như lập ra chiến lược tiếp cận những đối tượng khách hàng tiềm năng.

Sale yêu cầu khả năng giao tiếp với khách hàng thật tốt

Sale yêu cầu khả năng giao tiếp với khách hàng thật tốt

Trong thị trường làm việc, Sale chính là một nghề, một việc làm đòi hỏi phải có khả năng giao tiếp tốt, biết thuyết phục cũng như đàm phán. Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh được ra đời, nên nhu cầu tìm kiếm nhân viên Sale là cực kỳ cao, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực ngành Sale.

Tầm quan trọng của nhân viên Sale

Các nhân viên của bộ phận Sale có đặc thù là luôn tiếp xúc cùng với khách hàng, cũng như luôn phải nắm rõ cách thức làm như thế nào để có thể tiếp cận và thúc đẩy hành vi mua hàng nhiều nhất. Chỉ với một nhân viên Sale làm việc không hiệu quả sẽ khiến cả doanh nghệp bị tổn thất doanh thu, không chỉ vậy mà nghiêm trọng hơn sẽ mất đi cả thương hiệu lẫn uy tín của mình trong mắt khách hàng. Cho nên, nhân viên bán hàng chính là những con người đại diện cho bộ mặt của công ty, khách hàng sẽ có những đánh giá tiêu cực hay tích cực về công ty, khi đối diện với các phản ứng hay hành vi của nhân viên Sale. Chính vì lẽ đó mà sẽ có những công ty lập ra chính sách đào tạo nhân viên bán hàng rất nghiêm ngặt, họ sẽ không bao giờ để cho một nhân viên mới học việc ra đứng bán hàng ngay, mà sẽ đặt ra các vòng kiểm tra cũng như nhiều quy chuẩn khắt khe để xác định xem nhân viên đó đã đủ tiêu chuẩn hay chưa.

Sale đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Sale đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Và đi đôi với trình độ chuyên môn thì bắt buộc các nhân viên Sale phải có một số phẩm chất đạo đức cần thiết, và cả kỉ luật trong công việc. Trước nay có khá nhiều định kiến sai lầm về ngành Sale này, người ta cho rằng "làm Sale thì không cần phải hiểu biết nhiều, không cần phải có học vấn cao" hay "không đi học thì sau này cũng có thể đi bán hàng"... Những nhân viên với khả năng thấp như thế không sớm thì muộn cũng sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của bạn bị ảnh hưởng. Bộ phận Sale là một nơi cần phải có những cá nhân sở hữu khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, hiểu thật rõ về các sản phẩm mà mình giới thiệu, đặc biệt là kỹ năng nắm bắt tâm ký khách hàng.

Công việc hằng ngày của một nhân viên Sale

Số công việc phải làm mỗi ngày của một nhân viên Sale là rất nhiều, thậm chí là còn ngang ngửa hoặc hơn khi so với công việc của các nhân viên văn phòng, cụ thể họ sẽ làm:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng - Lên danh sách những cá nhân hay tập thể được cho là có khả năng mua hàng;
  • Thuộc tất cả các mã hàng đang bán và bản chất của từng sản phẩm - Cách sử dụng, nguồn gốc, kiểu dáng, màu sắc...
  • Kiểm kê hàng hoá - Bổ sung mặt hàng thiếu, nộp hóa đơn bán hàng hằng ngày, kiểm kê dụng cụ hổ trợ kinh doanh, kiểm hàng;
  • Thường xuyên có mặt tại khu vực trưng bày để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm cũng như tư vấn;
  • Gọi điện thoại, viết email - Chào bán sản phẩm/dịch vụ, tiến hành viết email hay gọi điện để giới thiệu về công ty, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng;
  • Theo dõi tốc độ tiêu thụ hàng hóa và báo cáo;
  • Gửi báo cáo kinh doanh cho cấp trên;
  • Tìm hiểu phân khúc thị trường - Tìm hiểu xem trên thị trường có những nhóm đối tượng nào sẽ có nhiều khả năng trở thành khách hàng của mình, lên chiến lược thu hút cũng như chinh phục các nhóm đối tượng đó;
  • Báo giá và đàm phán giá cả, thảo thuận thời hạn thanh toán và giao hàng, thương thảo hợp đồng mua bán;
  • Giải quyết những phàn nàn hoặc vấn đề của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm;
  • Tiếp xúc khách hàng tiềm năng - Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, giới thiệu, cho khách hàng dùng thử sản phẩm, chào bán sản phẩm;
  • Kết hợp với những bộ phận khác giúp khác hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả nhất.

Kết

Hy vọng sau khi tham khảo qua thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn có thể tường tận hơn về ngành nghề Sale. Nếu thấy bài viết có giá trị thì các bạn hãy chia sẻ để bạn bè và người thân của mình cũng có cơ hội cập nhật những thông tin bổ ích này nhé!