Lý Công Uẩn (974-1028) người làng Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Lúc 3 tuổi, Công Uẩn được mẹ gửi vào chùa Lục Tổ làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân, được mang họ Lý. Công Uẩn được thiền sư Vạn Hạnh nhận xét: “Cậu bé này là con người phi thường, sau này đến lúc cường tráng tất có thể cứu đời, yêu dân, làm minh chủ cả thiên hạ”. ==>> Xem thêm Cô Giang : Nữ danh nhân đất Việt Công Uẩn được nhà sư Khánh Vân dành mọi tâm sức dạy dỗ cả văn lẫn võ. Nhờ quốc sư Vạn Hạnh giới thiệu, Lý Công Uẩn sớm được vua Lê Đại Hành tiếp nhận để vào cung hầu hạ, giúp đỡ thái tử.
tiểu sử Lý Công Uẩn
Năm Ất Tỵ (1005), vua Lê Đại Hành bị bệnh băng hà, các thái tử tranh giành ngôi báu, lòng dân ly tán... Đào Cam Mộc và các quan đều ngỏ ý tôn cử thân vệ Lý Công Uẩn lên thay. Tại chính điện, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế (tháng 1-1010), xưng hiệu là Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ xóa bỏ nhiều luật lệ hà khắc triều Lê, củng cố triều chính. Đặc biệt, nhà vua nghĩ nhiều về nơi định đô mới. Thành Đại La được Lý Thái Tổ lựa chọn. Đại La, nơi vừa có thành lũy kiên cố, vừa là đất đô hội bậc nhất nằm giữa vùng đồng bằng rộng lớn, sông ngòi chi chít, dân cư đông đúc, giao thông thủy bộ thuận lợi... nơi đây đúng là trung tâm của trời đất, được cái thế “rồng cuốn hổ ngồi”. Nhà vua nghĩ kỹ rồi tự tay viết “Chiếu dời đô”, trong “Chiếu dời đô” có đoạn:
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế
... “Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương (Cao Biền), ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuốn hổ ngồi, đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng lại bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời...”. Theo kế hoạch đã định, tháng bảy, mùa thu năm Canh Tuất (1010), việc dời đô được tiến hành. Từ xa, Lý Thái Tổ nhìn về kinh đô mới, chợt thấy trong đám mây nơi chân thành hình dáng một con rồng vàng đang bay lên. Nhà vua hết sức vui mừng, cho là điềm lành, liền nhân đó đặt ngay tên cho kinh đô mới là “Thăng Long”. TUÂN LÊ