Trong không khí hào hứng chờ đón giờ “G” - giờ phút trọng đại chính thức công bố thành phố Thủ Dầu Một với người dân trên địa bàn, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một Nguyễn Thành Tài xung quanh vấn đề này và được ông chia sẻ một cách cởi mở, đầy thú vị. ==>> Xem thêm Góc giải đáp : Mặt trời mọc hướng nào và lặn hướng nào ? - Thưa ông, để đạt được những chỉ tiêu của một thành phố như hôm nay thì không thể không nhắc đến tiền đề, vậy ông có thể cho biết tổng quát về những thành tựu nổi bật của TX.Thủ Dầu Một trong những năm qua? - Nhiệm kỳ 2006-2010, kinh tế - xã hội (KT-XH) TX.Thủ Dầu Một có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá cao, bình quân GDP tăng 19,8%. Cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng với tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp tương ứng 64,3% - 35,1% và 0,6%. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2011 đạt 49 triệu đồng/năm. Việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, công tác quy hoạch xây dựng đô thị được tập trung xây dựng, tính từ năm 2006-2010 tổng giá trị đầu tư tăng thêm đạt 12.707 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước là 1.564 tỷ đồng. Nhờ vậy, đầu năm 2007, Thủ Dầu Một đã được Bộ Xây dựng quyết định công nhận là đô thị loại III và đến cuối năm 2010, Thủ Dầu Một cơ bản đã đạt các tiêu chí đối với đô thị loại II. Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt nhiều thành tích, chất lượng dạy và học nâng lên. Hoạt động văn hóa - thông tin và truyền thanh không ngừng đổi mới đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được triển khai thực hiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được kiềm chế, hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở được kiện toàn thêm một bước. - Xin ông cho biết thêm một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển KT-XH của Thủ Dầu Một trong 5 năm tới? - Phát huy ưu thế này, Đảng bộ, chính quyền Thủ Dầu Một cũng đã đề ra một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển KT-XH trong 5 năm tới. Cụ thể là tỷ lệ đô thị hóa toàn thị xã đạt 85%; diện tích nhà ở bình quân đạt 20m2/người; tỷ lệ đất giao thông ở khu vực nội thị so với đất xây dựng trong khu vực nội thị đạt ít nhất 22%; mật độ đường chính trong khu vực nội thị đạt ít nhất 10km/km2; duy trì 99,99% hộ sử dụng điện lưới quốc gia theo quy định; 100% tuyến đường thị xã quản lý và 60% tuyến đường xã, phường quản lý có đèn chiếu sáng công cộng; tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt trên 99,9%; Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý trên 50%; Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom và xử lý đạt trên 95% và tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý đạt 100%; tỷ lệ cây xanh đô thị đạt trên 20m2/người và đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt trên 15m2/người.
TX.Thủ Dầu Một lần thứ X có đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế
- Trong Nghị quyết Đảng bộ TX.Thủ Dầu Một lần thứ X có đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 17,5 - 18,5%, đặc biệt GDP bình quân đầu người đến cuối năm 2015 là 80 triệu đồng. Liệu có đạt trong bối cảnh không mấy thuận lợi do ảnh hưởng chung của nền kinh tế? - Những năm qua, tình hình kinh tế thế giới, trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp nhân dân, KT-XH của thị xã vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 19,8%/năm. Do vậy, dù còn không ít khó khăn nhưng với những kết quả đã đạt được, cộng với việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của đô thị trung tâm tỉnh lỵ khi được nâng lên thành phố thì mục tiêu đặt ra là tăng trưởng kinh tế bình quân 17,5 - 18,5% là đạt được. Về thu nhập bình quân đầu người, năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 40,2 triệu đồng/người/năm, đến cuối năm 2011 là 49 triệu đồng/người/năm, nên nếu tính đầy đủ theo tốc độ tăng trưởng kinh tế thì số liệu sẽ cao hơn, ước khoảng 95 triệu đồng, cao hơn mục tiêu 80 triệu đồng/người/năm theo nghị quyết đề ra. Lãnh đạo TX.TDM giới thiệu mô hình phát triển Khu đô thị Becamex Center với Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung - Dựa trên cơ sở đó, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì khi Thủ Dầu Một lên thành phố? Đây là câu hỏi rất hay, nhiều người cũng đã hỏi tôi câu này. Tôi khẳng định người dân Thủ Dầu Một sẽ hưởng được nhiều lợi ích khi thị xã được nâng lên thành phố. Trước hết, thành phố là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là đô thị hạt nhân của tỉnh - nơi có đầy đủ các thiết chế văn hóa (trung tâm văn hóa, nhà hát), hệ thống trường học, bệnh viện; cơ sở khoa học kỹ thuật và cơ quan Đảng, chính quyền của tỉnh nên nhân dân có nhiều điều kiện để hưởng thụ văn hóa, học tập và làm việc. Thứ hai, chức năng của thành phố là đầu mối giao thông, giao lưu của tỉnh, đầu mối giao thông của vùng; do đó, thành phố có hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ sẽ tác động tích cực để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất, kinh doanh, từ đó đời sống của người dân sẽ được nâng lên.
gười dân Thủ Dầu Một sẽ hưởng được nhiều lợi ích khi thị xã được nâng lên thành phố
- Để xứng đáng là thành phố văn minh, thân thiện với môi trường, còn rất nhiều việc phải làm. Vậy, ông có thể cho biết ngay sau khi lên thành phố những công việc nào được ưu tiên và chú trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành? - Ngay sau khi lên thành phố cũng như trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền thành phố Thủ Dầu Một sẽ huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng và vị trí của đô thị trung tâm để xây dựng và phát triển nhanh hơn, phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ cơ bản đáp ứng các tiêu chí đô thị loại I; tập trung xây dựng đô thị mới trong Khu liên hợp gắn với cải tạo và chỉnh trang đô thị hiện hữu để mở rộng không gian đô thị; làm tốt chức năng đầu mối giao thông của tỉnh, tác động mạnh mẽ cho kinh tế thành phố Thủ Dầu Một phát triển theo hướng thương mại - dịch vụ - công nghiệp là chính; thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội; kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao đối với đô thị hạt nhân của tỉnh Bình Dương. - Xin cám ơn ông! Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 11.866,61 ha và 244.277 nhân khẩu; 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Hiệp An, Định Hòa, Phú Mỹ, Hòa Phú, Phú Tân và các xã: Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Tân An. Địa giới hành chính thành phố Thủ Dầu Một: Đông giáp huyện Tân Uyên; Tây giáp huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh; Nam giáp TX.Thuận An; Bắc giáp huyện Bến Cát. Theo Nghị định 42/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị thì đối với đô thị loại II có các tiêu chuẩn như sau: Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 ngàn người trở lên. Mật độ dân số khu vực nội thành từ 8.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số lao động. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị khu vực nội thành được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; Khu vực ngoại thành thì một số mặt được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. Thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.