Tôi gặp nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ - Giáo sư, tiến sĩ Chu Hảo ở hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?” tại Hội chợ sách TP.HCM. Xin ông một cái hẹn trò chuyện trong ngày, hóa ra không quá khó như hình dung.

==>> Xem thêm Nỗ lực cho buổi lễ khánh thành Trung tâm Hành chính tập trung của tỉnh thành công Để suốt buổi chiều muộn, tôi đã bị ông dẫn dắt đi theo câu chuyện của mình từ cái thời đầu tiên khi internet vào VN, cuộc gặp với Bill Gates, sự kiện Intel và bây giờ trong cương vị giám đốc NXB Tri Thức với kế hoạch 35 tỉ đồng để lập tủ sách Tri thức Tinh hoa cho người VN. Công nghệ vi điện tử, vật lý các linh kiện bán dẫn và CNTT!
Công nghệ vi điện tử, vật lý các linh kiện bán dẫn và CNTT!
Trở về VN sau 5 năm học tập ở trường Dục Tài học hiệu ở Quế Lâm, Trung Quốc, rồi học tiếp lớp 10 trường Chu Văn An trong thời miền Bắc hòa bình, Chu Hảo đã là một học sinh giỏi toán và lý, cán sự học tập cả hai môn học này, là người thậm chí còn dạy thêm cho các bạn. Thời đó, lao động hay học tập đều là những hoạt động diễn ra tự nhiên, ngày đó lớp học của Chu Hảo còn làm cả một lò luyện gang bằng than nhỏ, tham gia lao động ở các công trường lớn như Bắc Hưng Hải, đường Cổ Ngư hay công viên Thủ Lệ. GS-TS Chu Hảo còn nhớ lứa bạn học của mình có Phạm Quốc Anh (nguyên Trưởng ban Nội chính T.Ư, rồi trợ lý cho Chủ tịch nước Trần Đức Lương, hiện là Chủ tịch Hội Luật gia VN) hay nhà thơ Vũ Quần Phương, Bùi Minh Quốc học cùng Chu Hảo ở Chu Văn An. Năm 1960, Chu Hảo sang Nga học, trong số 500 người tốt nghiệp đại học, Chu Hảo được học tiếp để làm phó tiến sĩ. Có một thời gian làm việc ở Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử của Nga, nên khi về nước ông là một trong những cán bộ đầu tiên cộng tác với Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu xây dựng Viện Vật lý VN, tiền thân của Viện Khoa học VN ngày nay. Năm 1976, Chu Hảo về trường Bách khoa giảng dạy đến 1979 sang Pháp tu nghiệp 1 năm nhưng phía Pháp đã đề nghị ông ở lại làm luận án tiến sĩ quốc gia Pháp và ông ở lại đó đến năm 1985. Vậy là ông đã có gần 20 năm sống, học tập, làm việc ở nước ngoài (5 năm ở Trung Quốc, 9 năm ở Nga và 5 năm ở Pháp). Khi ở Pháp về, ngay lập tức GS- TS Chu Hảo tham gia xây dựng Viện Vật lý kỹ thuật tại trường Đại học Bách khoa, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên có một viện nghiên cứu được thành lập trong khuôn khổ một trường đại học, có được điều này cũng nhờ sự ủng hộ rất nhiều của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Năm 1985, Viện Nghiên cứu công nghệ quốc gia lúc bấy giờ còn là viện mật được thành lập, Chu Hảo là Viện trưởng Công nghệ vi điện tử thuộc Viện mật đó (năm 1989, VN đổi mới, Viện mật chuyển về Bộ Khoa học công nghệ và  trở thành Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, Chu Hảo là viện phó). Sự thay đổi lớn nhất là năm 1995, nghị quyết 41CP ra đời, Chu Hảo về làm Chánh văn phòng chương trình quốc gia phát triển CNTT. Từ đó, Chu Hảo gắn bó với CNTT, còn trước đây ông nghiên cứu chủ yếu ở chuyên ngành vật lý các linh kiện bán dẫn. Internet đã vào VN như thế nào? 
Internet đã vào VN như thế nào? 
Sự ra đời của chỉ thị 81CP đã cho phép internet ở VN từ đây tồn tại theo hướng phát triển đến đâu thì quản lý đến đó. Đầu năm 1996, GS-TS Chu Hảo được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ đồng thời là Phó trưởng ban chương trình quốc gia CNTT (năm 1998 chương trình đó dừng lại). Năm 1995, Chu Hảo sang Mỹ, lần đầu tiên ông được sử dụng internet trên máy tính của các bạn đồng nghiệp. Còn nhớ thời ấy, ông cùng với ông Mai Liêm Trực, Đỗ Trung Tá, Nguyễn Khánh Toàn đã trình Chính phủ dự án xin mở internet ở VN. Thời đó thậm chí máy fax ở cơ quan cũng có một người an ninh kiểm tra hoạt động của nó. Đề án mở điện thoại di động cũng rất khó khăn. Các anh đã phải phân công nhau trình bày với Thường trực Bộ Chính trị khi đó là đồng chí Lê Khả Phiêu. Lúc đó họ lo nhất là nếu có internet ở VN, các luồng thông tin xấu có thể lọt vào và làm thế nào để bí mật dữ liệu thông tin của quốc gia không bị lấy mất. Vấn đề đặt ra là phải bảo mật. Khái niệm bức tường lửa bắt đầu từ đó. Những người mang ý định đem internet vào VN đã phân công nhau để thuyết phục cấp lãnh đạo cao nhất từ ích lợi đến an ninh của internet. Ích lợi thì dễ vì thế giới đã dùng nó cả chục năm rồi nhưng an ninh thì thực sự khó khăn. GS-TS Chu Hảo đã giải thích: “Nếu anh không đi xe đạp sẽ chỉ bị tai nạn của người đi bộ. Đi xe máy tai nạn lớn hơn, đi xe hơi tai nạn lớn hơn nữa, máy bay còn nguy hiểm gấp nhiều lần. CNTT cũng vậy, quan trọng nhất là con người chứ không phải là phương tiện. Bảo mật bằng cơ học thì cũng giống như dùng ổ khóa, khóa càng tinh vi thì cũng sẽ có những tên ăn trộm tinh vi. Hệ cơ yếu của Đảng và Chính phủ hoạt động tốt thì cứ sử dụng, không cần thay đổi ngay nhưng các ngành khác phải trau dồi. Riêng bức tường lửa thì chúng tôi nghĩ nếu hứa là an toàn thì là nói dối, mà nói không an toàn thì các đồng chí sẽ lo. Chúng tôi đành giải thích là phần mềm đó cũng giống cái khóa, những chỗ nào bình thường thì chỉ cần dùng cái khóa bình thường, chỗ quan trọng thì dùng khóa cao cấp, phần mềm bảo mật trên thế giới cũng có rất nhiều giá khác nhau, từ vài chục đô la đến vài trăm ngàn đô la. Phần mềm với những thứ đơn giản thì phòng người ngay là chính...”. Đồng chí Lê Khả Phiêu chỉ thị để Chu Hảo và các bạn đồng nghiệp thực hiện - với internet quản lý được đến đâu thì cho phát triển đến đó. Năm 2001, nhóm các ông đã đề nghị Chính phủ cho mở rộng sự phát triển của internet ở VN vì thời gian cho thấy các tác hại là có nhưng không phải là đáng kể, sự ra đời của chỉ thị 81CP đã cho phép internet ở VN từ đây tồn tại theo hướng phát triển đến đâu thì quản lý đến đó.  Dùng internet trong nhà em trai  Tổng thống Mỹ  Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Chu Hảo với internet là năm 2000, ông có dịp sang Mỹ để bàn về hợp tác công nghệ cao, gặp một số đối tác làm CNTT, họ đã hỏi ông Hảo có muốn gặp Thống đốc bang Florida - Jed Bush (em trai của Tổng thống Mỹ - George Bush) không? Ông Hảo đến dinh thống đốc, đã gặp J.Bush , một người rất cởi mở. J.Bush rất quan tâm đến việc tại sao bây giờ VN muốn phát triển công nghệ cao cũng như các kế hoạch phát triển CNTT mà ông Hảo đang tiến hành ở VN. Sau đó J.Bush mời Chu Hảo vào phòng máy tính của ông ta. Chu Hảo hỏi, ông có trả lời mọi câu hỏi của thường dân bang Florida qua e-mail không? J.Bush đáp là có, ông ta thường xuyên trực tiếp lướt web, check mail và chuyển các mail theo nhiều chế độ Yes hoặc No được auto reply hoặc trực tiếp gõ mail trả lời nếu đó là vấn đề ông có thể giải đáp cho họ. Khi Jed Bush hỏi ngược lại là ở VN, đã có website nào hoạt động chưa? GS-TS Chu Hảo khẳng định ngay là có, hình như khi đó ông đã mở trang web của Báo Nhân dân trên máy tính của J.Bush. Phải biết thêm là hồi đó, ngay ở VN cũng khó mà truy cập được những website như thế này vì nó chưa thực sự hoàn thiện, thì tại nhà J.Bush lại mở được ngay, một lá cờ đỏ sao vàng phấp phới hiện lên trên màn hình máy tính. Chu Hảo rất cảm động, ông cảm động vì với một người làm kỹ thuật như ông, khi thấy một trang web Việt đã chạy tốt thời điểm đó. Người đầu tiên đến từ VN gặp Bill Gates  * Ông có phải là người VN đầu tiên được gặp Bill Gates? - Người VN đầu tiên đi từ VN để gặp Bill Gates thì đúng hơn. Đó là năm 1999, có một Hội nghị thượng đỉnh về CNTT được tổ chức ở Hồng Kông, tập trung những công ty và viện nghiên cứu hàng đầu châu Á về CNTT.  Một bữa ăn trưa, Bill Gates mời 10 người thì tôi được mời trong số hàng ngàn người dự hội nghị đó. Trong buổi ăn cơm tôi có mời ông sang thăm VN, kế hoạch của Bill Gates luôn kín trong 1 năm, hơn nữa một người như Bill Gates chỉ nhận lời mời khi nó là từ Chính phủ của một quốc gia. Khi về tôi có trình lại nhưng Chính phủ nói Bộ Khoa  học công nghệ phải đứng ra mời nên cơ hội bị bỏ qua mất. Chắc thời điểm đó các vị lãnh đạo nước ta chưa coi trọng những nhà đầu tư lớn như những năm gần đây. Để tôi nhớ lại một kỷ niệm khác, đó là một lần tôi cùng anh Đặng Hữu tiếp ông Chủ tịch tập đoàn Fujisu, ông ta nói: “Tôi mang một dự án nhỏ hơn dự án này vào Philippines, tổng thống của họ đã tiếp tôi. Tôi sang VN lần này chính phủ các anh không có thời gian tiếp, giao cho Bộ Khoa học công nghệ tiếp, tôi cũng cảm ơn”. Khi đó ông ta sang VN cả tuần xin phép gặp Thủ tướng không được. Tôi phải đề nghị anh Chinh bên Văn phòng Thủ tướng báo cáo, thật may, Thủ tướng Võ Văn Kiệt tiếp ông ta ngay 10 giờ sáng hôm sau. Tôi chẳng kết luận ai sai, ai đúng. Nhưng đó, có người nhận thức được, có người không quan tâm đến tầm quan trọng của một công ty xuyên quốc gia như Fujisu đang tìm nơi đầu tư. Lần đầu tiên gặp Bill Gates, ấn tượng của Chu Hảo về người giàu nhất thế giới này là ông ta đã phát biểu rất thuyết phục trong hội nghị. Chu Hảo rất muốn cả đoàn VN khi đó được tiếp xúc với Bill nhưng không có cơ hội, chỉ khi đến buổi tiệc cuối cùng, Chu Hảo đã chờ Bill đi ngang qua để “chặn” lại, xin ông những lời khuyên cho thanh niên VN. Bill Gates đã nói rất tự nhiên, tức thời: Good relax (thư giãn cho tốt), tiếp đó là Use computer and connect Internet (Hãy sử dụng máy tính kết nối Internet), Pursue something youenjoy doing (Hãy theo đuổi đến cùng công việc bạn thích) và Reading is a  critical skill (Đọc là kỹ năng quyết định). Kỹ năng cuối cùng mà Bill Gates khuyên đã được Bill viết sau khi ông Hảo mang tờ giấy ghi lại 3 điều Bill nói đến cho ông kiểm tra. Sự kiện Intel là lý do chính để tôi xin  nghỉ hưu Ngược thời gian, khi Chu Hảo đề nghị Chính phủ nên có nghị định đặt nền móng cho một nền công nghệ phần mềm phát triển ở VN, lúc đó có rất nhiều người không tin tưởng rằng đến 2005 lại có thể xuất khẩu phần mềm được 500 triệu đô la như ông nói. Chu Hảo đã giải thích rằng con số ấy căn cứ vào sự đăng ký của các đơn vị, trừ đi một nửa rồi cộng lại kết hợp với tính toán nhu cầu để ra chỉ tiêu. Nhưng thật may, con số 500 triệu ấy chỉ chậm hơn 2 năm, mà 2 năm so với một nền công nghệ mới thì có là gì khi ở VN có những dự án chậm cả 10 năm trời. VN bây giờ đã có một ngành công nghiệp phần mềm đang phát triển, không ai phản đối điều đó, GS-TS Chu Hảo tự hào. * Nhưng dường như ngành công nghiệp phần mềm của chúng ta mang tính chất gia công nhiều hơn sáng tạo? - Trong gia công đã có sự sáng tạo. Mình chưa sáng tạo những cái lớn nhưng những sáng tạo trong từng bước thiết kế đã có. Tôi tin rằng nếu không có sáng tạo không thể làm gia công phần mềm được. Khi làm Trưởng ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, Chu Hảo là người đầu tiên tiếp xúc với đại diện của Tập đoàn Intel để đặt vấn đề, mời họ đầu tư. Năm 2004, Intel thông báo họ chuẩn bị đầu tư vào VN. Nếu để họ chọn, chắc chắn họ sẽ không ngần ngại với TP.HCM khi công nghiệp phụ trợ ở đây tốt hơn Hà Nội, đường bay từ TP.HCM đến các địa điểm có trụ sở Intel cũng thuận tiện hơn từ Nội Bài, chưa kể kinh tế ở thành phố nàây rộng mở và phát triển hơn. Chu Hảo đã gần như người “đánh bạc một cửa”, ông tập trung tất cả cố gắng để lôi kéo Intel đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc. “Vì tôi biết rõ ràng nếu Intel vào thì tiến độ xây dựng khu công nghệ này sẽ được đẩy nhanh rất nhiều, 70% các viện nghiên cứu nằm ở Hà Nội, thêm nữa nếu Intel đầu tư vào Hà Nội sẽ giúp cán cân CNTT hai miền được cân bằng hơn. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, Intel đã chọn đầu tư ở TP.HCM”. Chu Hảo rất buồn vì dự kiến của mình bất thành. Ngay sau đó, năm 2005, ông đã xin nghỉ hưu trước thời hạn công việc ở khu công nghệ cao Hòa Lạc, do sự thất vọng quá lớn bởi mục đích theo đuổi một thời gian dài của mình bị phá sản. Bây giờ GS-TS Chu Hảo là Giám đốc NXB Tri Thức, nơi đang nuôi hy vọng mang đến cho người Việt một tủ sách tri thức của tinh hoa. Có nhiều người nghi ngờ con số 35 tỉ trong 10 năm cho tủ sách này mà ông Hảo đang kỳ vọng. Nhưng Chu Hảo nói: “Đó là một công trình văn hóa, 35 tỉ là 2 km đường hoặc 1 mố cầu thôi. Tại sao không thể?”.