Bà tên thật là Nguyễn Thị Giang, sinh năm 1906, là con thứ hai trong một gia đình gồm 7 người con cả trai lẫn gái, vốn quê ở làng dệt thuộc tỉnh Hà Đông. ==>> Xem thêm NSƯT LỆ THỦY - 45 NĂM GIỌNG CA CHUÔNG NGÂN: Đổi đời bằng giọng hát trời cho Sau khi học xong lớp nhất, Cô Giang cùng chị là Cô Bắc được nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu dìu dắt và đưa vào tổ chức Việt Nam Dân Quốc - một tổ chức với tinh thần chống Pháp quyết liệt. Trong thời điểm này, tại Hà Nội, Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập do Nguyễn Thái Học được bầu làm Chủ tịch Đảng. Như vậy, cả hai Đảng đều có chung mục tiêu “Đánh người Pháp ra khỏi nước Nam, giành nước Nam lại cho người Nam” nên đã sáp nhập lại làm một. Từ sự sáp nhập này, Nguyễn Thái Học và Cô Giang gặp nhau, rồi yêu nhau...
tiểu sử cô giang
Vào một buổi chiều từ Phú Thọ về xuôi, Nguyễn Thái Học và Cô Giang ghé vào Đền Hùng để hội đàm với các đồng chí của mình, đến đền thờ Tổ để chiêm bái và hứa với nhau sẽ tổ chức đám cưới sau khi cách mạng thành công. Cô Giang hứa: “Chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng. Nếu như anh có vì Tổ quốc mà hy sinh thì em cũng quyết dùng khẩu súng lục của anh trao mà chết theo...”. Hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Đảng, Cô Giang và Cô Bắc được giao nhiệm vụ tuyên truyền quần chúng, làm công tác binh vận, làm liên lạc viên giữa các cơ sở Đảng ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái... Hai chị em Cô Giang đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Tờ mờ sáng ngày 10-2-1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định dồn hết lực lượng để khởi nghĩa, dù “không thành công cũng thành nhân”. Chị em Cô Giang phụ trách chi bộ khu nữ vận chuyển vũ khí từ Phú Thọ lên Yên Bái bằng xe lửa.
liệt sĩ Nguyễn Thị Giang
Các nữ đảng viên giả làm người buôn bán gạo, cám, hoa quả... gồng gánh cồng kềnh nhưng phía dưới là mã tấu, lựu đạn, súng ống... Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi, tuy không thành công, nhưng đã gây được tiếng vang chấn động dư luận trong và ngoài nước. Ngày 16-10-1930, Cô Giang nghe tin giặc đưa Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí lên Yên Bái để hành hình, Cô Giang đã cải trang, giấu súng trong người rồi lên tàu hỏa đến đó. Tờ mờ sáng 17-10-1930, giặc Pháp đưa 13 anh hùng lên máy chém. Cô Giang đứng lặng quan sát, nghiến răng, môi mím chặt... nén nỗi đau xé tâm can. Sau đó cô quay về phòng trọ viết hai lá thư tuyệt mệnh trong tiếng khóc nức nở. Ngày 18-10-1930, Cô Giang tự sát bằng súng dưới gốc cây đề - quê Nguyễn Thái Học. Sau khi Cô Giang chết, nhiều người đã khóc bằng những vần thơ cảm động, trong dân gian xuất hiện bài vè ca ngợi tấm gương hy sinh của liệt sĩ Nguyễn Thị Giang. Sống trên dương thế chỉ ngoài 20 xuân, nhưng chị em Cô Giang đã lưu danh trong sử sách. Và có thể khẳng định khí tiết và tấm lòng chung thủy của Nguyễn Thị Giang khá tiêu biểu cho phụ nữ nước ta xưa và nay. Cô Giang xứng đáng được xếp vào hàng “các vị nữ danh nhân đất Việt”.