Với số điểm là 99, chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý I-2009 đã tăng 6 điểm so với quý IV-2008. Số điểm này cũng gần bằng số điểm 100 của chỉ số gốc quý III-2008. ==>> Xem thêm Viện sĩ Điềm Phùng Thị: Người được ghi danh vào từ điển Larousse Đây là kết quả cuộc khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh quý I-2009 do Công ty Dịch vụ Thông tin Tài chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính Dầu khí (PVFC Invest) thực hiện từ ngày 8-3 đến ngày 27-3-2009 với sự tham gia của 150 doanh nghiệp thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chủ lực của Việt Nam.

khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh

Theo kết quả khảo sát, đa số các tổng giám đốc và các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn tin vào sự gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong vòng 12 tháng tới. Vì vậy, chỉ có 17% doanh nghiệp dự định cắt giảm số lượng nhân viên của doanh nghiệp mình nhưng có đến 51% dự tính sẽ giữ nguyên số lượng nhân viên trong vòng 12 tháng tới. 35% doanh nghiệp tham gia khảo sát dự tính giữ nguyên chi phí đầu tư cho tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng, thiết bị, máy móc và 47% doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư thêm cho tài sản cố định trong vòng 12 tháng tới. Đặc biệt, 50% doanh nghiệp tự tin doanh thu của mình sẽ tăng lên trong vòng 12 tháng tới.

chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý I-2009 đã tăng 6 điểm

Trong cuộc khảo sát lần này, kết quả phỏng vấn bằng các câu hỏi chủ đề đã cho thấy: 47% số doanh nghiệp được hỏi thực sự đang rất cần tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng để phát triển doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều tin tưởng vào các biện pháp kích cầu tiêu dùng của nhà nước bao gồm việc hạ lãi suất tiêu dùng và lãi suất cho vay doanh nghiệp cũng như việc tuyên truyền phổ biến thông tín hỗ trợ kích cầu tiêu dùng. Phần lớn các doanh nghiệp đều mong đợi mức lãi suất cho các khoản vay tiêu dùng cá nhân từ 5 - 8% và 34% số được phỏng vấn cho rằng mức lãi suất này nên nhỏ hơn 5% thì mới có tác dụng kích thích tiêu dùng nội địa. (TTXVN/Vietnam+)