Bảo tàng chứng tích chiến tranh ra đời năm 1975 để lưu giữ những vật chứng của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tọa lạc tại số 28 Võ Văn Tần quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, thông qua những gì trưng bày, du khách tham quan có thể phần nào thấy được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường của người dân Việt Nam. ==>> Xem thêm Đặng Lộ - Ông tổ của nền thiên văn học Việt Nam Một lần đến với bảo tàng, trong lòng chúng tôi, những người sinh sau năm 1975 chỉ biết chiến tranh qua sách vở, báo chí thì thật sự ngỡ ngàng trước sự khốc liệt của chiến tranh mà các thế hệ ông cha ta đã từng trải qua. Những hiện vật được trưng bày ở đây rất khoa học qua từng thời kỳ, từng giai đoạn nhưng tất cả đều tố cáo tội ác của chiến tranh. Ấn tượng nhất đối với chúng tôi là chiếc máy chém được trưng bày ở đây.

hiện vật được trưng bày ở đây rất khoa học qua từng thời kỳ

Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho không biết bao người dân miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền Nam”. Chiếc máy chém đầu tiên được hoạt động tại Pháp năm 1792, sau đó thực dân Pháp đưa sang để đàn áp phong trào nông dân của Việt Nam năm 1911. Sau đó không lâu chiếc máy chém thứ hai cũng được đưa sang. Đến năm 1960 người cuối cùng bị chém bằng máy chém là chiến sĩ Hoàng Lê Kha, tỉnh ủy viên tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra một khu vực cũng thu hút được nhiều sự chú ý của khách tham quan, một “địa ngục trần gian” được phục chế lại ở đây đó là “Chuồng cọp”, đây là mô hình ở nhà tù Côn Đảo. Trong đó trưng bày những người lính với nét mặt bình thản trước hiểm nguy luôn rình rập, họ bình thản trước những thủ đoạn hết sức tàn ác của bọn ác ôn, chúng rắc vôi sống lên những người tù, tạt nước bẩn lên thân thể họ.

Lượng khách nước ngoài đến với bảo tàng chiếm phần lớn

Chuồng cọp được phục chế lại mỗi ngăn dài 2,7 mét, rộng 1,5 mét, cao 3 mét. Mùa nóng bị cột chặt từ 5 đến 14 người, ngược lại mùa lạnh thì chúng tách ra để lại 1 đến 2 người chân bị còng vào cột sắt, ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên một phạm vi ấy. Chỉ cần một tiếng thở dài, ho hoặc đập muỗi là đủ để bọn ác ôn trút vôi xuống để người tù ngạt thở, lở da. Ngoài ra còn có những thủ đoạn khác như dội nước vào mùa lạnh khiến người tù rét run. Đôi khi chúng còn dùng cây chọc xuống những lúc chuồng cọp quá đông người. Sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật. Tại đây trưng bày một số vũ khí giết người hàng loạt như bom địa chấn nặng 7 tấn, đại bác 175mm, xe tăng phun lửa… Lượng khách nước ngoài đến với bảo tàng chiếm phần lớn, trong đó có những người là công dân của những đế quốc đã từng xâm chiếm đất nước ta, họ đến đây để kính phục sự kiên cường, bất khuất của người Việt Nam. LÊ TRẦN PHƯƠNG