Vì sự nghiệp lớn, vì lợi ích của nhân dân, Hồ Chủ tịch luôn luôn nhắc nhở mọi người phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Bác nói:

 “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa và cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân cũng giống như cỏ dại sinh sôi nảy nở rất dễ”. ==>> Xem thêm Hội thảo “Nhìn lại 50 năm phong trào Phật giáo miền Nam” Trong mỗi người đều phải có sự đấu tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”, cái “tích cực” và cái “tiêu cực”, cái “chung” và cái “riêng”, đó là cuộc đấu tranh để bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hành động cách mạng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chủ tịch luôn luôn nhắc nhở mọi người phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân

Người lại nói: “Muốn thành người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải có tinh thần làm chủ đất nước. Phải đặt lợi ích của giai cấp và dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Phải có lề lối làm việc xã hội chủ nghĩa, tức là siêng năng, khẩn trương, khiêm tốn, luôn luôn cố gắng tiến bộ, làm tròn nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho”. Chủ nghĩa cá nhân, theo Người, “là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc, vì thế mà càng nguy hiểm”. Hồ Chủ tịch lên án: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: Quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô lãng phí... Những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ gì đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”. Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó” (xem Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội - Nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội 1970, trang 188). Xã hội chúng ta luôn phấn đấu cho sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội, vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Như Hồ Chủ tịch giải thích: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân”.

Xã hội chúng ta luôn phấn đấu cho sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội

Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể, thì không phải là xấu. Chủ nghĩa cá nhân, như Hồ Chủ tịch phân tích, chính là một trong những nguyên nhân làm giảm sút ý chí và khả năng chiến đấu cũng như sáng tạo vì sự nghiệp cách mạng, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay. Thực tiễn cho chúng ta thấy, nơi nào chủ nghĩa cá nhân chiếm ưu thế, nơi ấy xảy ra tham ô, lãng phí, tự tư tự lợi, kéo bè kéo cánh, giấu giếm sự thật hoặc tìm mọi cách để chống lại những điều cá nhân mình không muốn, không ưa, không thích... Vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta đang phát động toàn Đảng, toàn dân “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phải mở một cuộc tấn công mới chống chủ nghĩa cá nhân - chống lại sức ỳ, bảo thủ, trì trệ, ích kỷ, nhỏ nhen! Vì chủ nghĩa cá nhân không thể chung sống “hòa bình” với chủ nghĩa xã hội, bởi chủ nghĩa cá nhân hàng ngày hàng giờ tìm cách móc túi Nhà nước và nhân dân để làm giàu cho mình và cho gia đình mình, thậm chí cho một tập thể nhỏ dưới danh nghĩa “phục vụ nhân dân”. Đây là vấn đề tư tưởng cần phải loại bỏ ra ngoài đời sống xã hội xã hội chủ nghĩa. Để giúp cho mọi người cảnh giác và tiêu diệt nó, vấn đề là phải tiến hành một cuộc đấu tranh thực sự, gay go và quyết liệt thể hiện trong phòng chống tham nhũng hiện nay. Chống chủ nghĩa cá nhân rất cần có một lập trường dứt khoát như lập trường chống thực dân, đế quốc, phong kiến vì: “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ thù hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”, đó là lời căn dặn của Hồ Chủ tịch khi nói về chủ nghĩa cá nhân. Ôn lại những lời dạy bảo của Bác Hồ trong lúc này chính là động lực thúc đẩy mỗi người trong chúng ta góp phần tích cực trong việc chống quan liêu, tham ô, lãng phí, chi tiêu tiết kiệm, đẩy lùi lạm phát... để đẩy mạnh tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.